CHỦ ĐIỂM
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : Giúp HS :
- Nâng cao nhận thức về vấn đề hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, nhiệm vụ và quyền của học sinh trong việc góp phần phát triển tình hữu nghị đó.
- Thấy được nhiệm vụ của người học sinh trong việc gìn giữ hòa bình và tình hữu nghị giữa các nước.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, cặp.
- Rèn tác phong tự tin tham gia các hoạt động NGLL và trình bày ý kiến trước tập thể.
- Biết nhận xét, đánh giá, học hỏi thông qua hoạt động tập thể.
- Tích hợp với bộ môn: Lịch sử, GDCD, Âm nhạc…
3. Thái độ:
- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác.
- Ủng hộ những việc làm thể hiện hòa bình và hữu nghị; Có thái độ phê phán trước những sự kiện, hiện tượng phi hoà bình, thiếu tình thân thiện trong quan hệ giữa các dân tộc.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
- Nêu vấn đề.
- Tổ chức hoạt động nhóm – cặp.
- Phân tích, giải quyết tình huống.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, tư liệu tham khảo.
- Trang phục cho học sinh.
- Các bài hát theo chủ đề:
+ Em như chim bồ câu trắng.
+ Trái đất này là của chúng mình.
+ Bốn phương trời.
+ Thiếu nhi thế giới liên hoan.
…
- Khăn trải bàn, lọ hoa.
- Một số vật dụng cần thiết trong tiết sinh hoạt.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu trước về vấn đề “Hòa bình – Hữu nghị” (trước ở nhà).
- Tập nhảy.
- Làm báo cáo sơ kết tuần; kế hoạch tuần tiếp theo.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
- Ổn định tổ chức:
- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
|
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
|
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
|
Tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu.
GV giới thiệu tiết học và MC của chương trình.
|
HS lắng nghe.
MC: Giới thiệu tiến trình các hoạt động của tiết sinh hoạt.
+ Hoạt động 1: Sơ kết lớp (Tuần 3 tháng 4)
+ Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần 4 tháng 4.
+ Hoạt động 3: Hoạt động NGLL.
|
HS nắm được nội dung, chủ đề của tiết sinh hoạt.
HS biết được tiến trình các hoạt động của tiết sinh hoạt.
|
HOẠT ĐỘNG 1:
Sơ kết tuần 3 tháng 4.
GV theo dõi và hướng dẫn HS, xử lí tình huống (nếu có).
|
- Chi đội trưởng và lớp phó sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua.
+ Nhận xét ưu, nhược điểm của lớp trong tuần vừa qua.
+ Sơ kết cụ thể từng tổ.
- Hỏi ý kiến các bạn về kết quả thi đua.
- Đọc xếp thứ + cắm cờ cho từng đội.
|
- HS biết được thành tích chung của lớp ở tuần 3 tháng 4.
- HS biết được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có kế hoạch, biện pháp cụ thể phát huy mạnh mạnh và chấm dứt các lỗi vi phạm.
- Biết được những HS được khen và những HS còn phải nhắc nhở.
- Cán bộ lớp biết nhiệm vụ của mình phải làm như thế nào để khắc phục những tồn tại.
- Những HS bị nhắc nhở hiểu rõ nhiệm vụ của mình cần phải làm gì trong những tuần tiếp theo.
|
HOẠT ĐỘNG 2: Kế hoạch tuần 4 tháng 4.
GV theo dõi và hướng dẫn HS, xử lí tình huống (nếu có).
GVCN phát biểu.
|
- Triển khai kế hoạch tuần mới.
- Mời giáo viên chủ nhiệm của lớp lên phát biểu.
HS lắng nghe.
|
HS nắm được kế hoạch và công việc cần làm trong tuần tới.
- Có phương án cụ thể để hoàn thành các công việc tốt nhất.
|
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động NGLL chủ điểm HÒA BÌNH – HỮU NGHỊ:
- Gv hướng dẫn học sinh.
- Theo dõi và xử lí các tình huống phát sinh (nếu có).
|
- Cả lớp hát “TRÁI ĐẤT NÀY LÀ CỦA CHÚNG MÌNH”
MC:
- Giới thiệu4 phần chơi:
Phần I: Khởi động
Phần II: Hiểu biết
Phần III: Trò chơi âm nhạc
Phần IV: Hùng biện.
-Giới thiệu đội chơi.
- Giới thiệuBGK và thư kí của hội thi.
- Giới thiệucố vấn của chương trình: cô giáo chủ nhiệm Đỗ Thị Thùy Dương.
- Phần thứ nhất mang tên: KHỞI ĐỘNG.
(HS biểu diễn)
MC: Mời sự đánh giá của BGK.
(BGK giơ bảng điểm trực tiếp. Thư kí tổng hợp điểm).
|
- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác.
- Ủng hộ những việc làm thể hiện hòa bình và hữu nghị; Có thái độ phê phán trước những sự kiện, hiện tượng phi hoà bình, thiếu tình thân thiện trong quan hệ giữa các dân tộc.
|
|
MC: Giới thiệu phần thi: HIỂU BIẾT.
(Giới thiệu luật chơi).
Câu 1: Thủ đô của Campuchialà:
A. Viêng chăn B. Singapore
C. Phnom Penh D. Jakarta
Câu 2: Quốc gia nào duy nhất ở ASEAN không tiếp giáp với biển?
A. Campuchia B. Thái Lan
C. Lào D. Mianma
Câu 3: Khi thành lập ASEAN gồm mấy thành viên?
A. 5B. 6C. 4D. 7
Câu 4: Vịnh biển đẹp nhất ASEAN được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
A. Vịnh Thái Lan B. Vịnh Hạ Long
C. Eo biển MalatcaD. Vịnh Bengan
Câu 5: Đây là biểu tượng của tổ
chức nào?
A. WTO B. UINESCO
C. APEC D. ASEAN
Câu 6: Quan sát các ảnh sau và cho biết đây là nước nào?
A. Malayxia B. Lào
C. Brunay D. Nhật Bản
Câu 7: Từ nào dưới đây có nghĩa là “HÒA BÌNH”?
A. PIECE B. PEACE
C. PEACH D. PAECH
Câu 8: Hội nghị Liên minh nghị viện thế giới được viết tắt là:
A. UPU B. WTO
C. WHO D. IPU
Câu 9: Động vật được nhiều nước trên thế giới xem là biểu tượng hòa bình ?
A. Bồ câu B. Trâu vàng
C. Cá chép D. Diều hâu
Câu 10: Bài hát nào do ca sĩ Michel Jackson hát nói về đề tài hòa bình và tình hữu nghị đoàn kết các dân tộc, ngăn chặn chiến tranh trên thế giới?
A. We are the world
B. Happy new year
C. Heal the world
D. Cả A và C
(Học sinh nghe một đoạn nhạc).
|
|
- Gv hướng dẫn học sinh.
- Theo dõi và xử lí các tình huống phát sinh (nếu có).
|
MC: Chuyển sang phần thi mang tên: TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.
(MC nêu thể lệ phần thi)
1. Em như chim bồ câu trắng (Trần Ngọc)
2. Lá thuyền ước mơ (Thảo Linh)
3. Nụ cười (Nhạc Nga)
4. Ánh trăng hòa bình (Hồ Bắc)
5. Chúng em cần hòa bình (Hoàng Long – Hoàng Lân)
6. Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên)
7. Thiếu nhi thế giới liên hoan (Lưu Hữu Phước)
|
HS biết được một số ca khúc về chủ đề “HÒA BÌNH-HỮU NGHỊ”
|
- Gv hướng dẫn học sinh.
- Theo dõi và xử lí các tình huống phát sinh (nếu có).
|
MC: Mời các bạn đến với phần thi cuối cùng. Phần thi: HÙNG BIỆN.
Đại diện các đội sẽ bốc thăm thứ tự trả lời, số thứ tự đó sẽ tương ứng với câu hỏi và ban giám khảo sẽ là người chấm điểm phần thi hùng biện của các đội.
- Trong lúc đợi BGK tổng kết điểm, MC tổ chức trò chơi giành cho khán giả.
|
HS có thể tự tin nói trước lớp một số vấn đề mình quan tâm.
|
|
MC: Công bố kết quả cuộc thi.
MC: Mời cô giáo chủ nhiệm lên tặng quà cho các đội chơi và có đôi lời phát biểu.
|
|
GVCN phát biểu:
|
HS lắng nghe.
|
|
|
MC : Kết thúc buổi sinh hoạt lớp
- Cả lớp hát: BỐN PHƯƠNG TRỜI.
|
|